Nghệ thuật chạm khắc từ bao đời nay đã trở thành một nét đẹp mạng đậm văn hóa phương Đông. Sản phẩm Mỹ nghệ chạm khắc giả ngà voi khắc họa bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci: Bữa tối cuối cùng – được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498.
Mỹ nghệ chạm khắc giả ngà voi – Bữa tối cuối cùng – Miêu tả chi tiết sản phẩm
Sản phẩm Mỹ nghệ chạm khắc giả ngà voi – Bữa tối cuối cùng có hình dáng của 1 chiếc ngà voi đường kính 7cm, cong và nhọn dần về sau.
Bên ngoài sản phẩm là 1 lớp nhựa trong dày 2mm như một lớp thủy tinh bao lấy kiệt tác nghệ thuật bên trong.
Bên trong là một tác phẩm phù điêu nổi khắc họa bức tranh nổi tiếng của danh họa Leonardo da Vinci: Bữa tối cuối cùng – được sáng tác vào khoảng năm 1495 đến 1498. Bức bích họa miêu tả trai phòng của Tu viện Santa Maria ở thành phố Milano.
Theo các sách phúc âm, bữa ăn tối cuối cùng là bữa ăn sau cùng Chúa Giê-su chia sẻ với các môn đồ trước khi Ngài chịu chết.
Bức tranh của Vinci mô tả lại một đoạn trong sách Kinh Thánh rằng: Judas — một trong số các môn đệ của Chúa Giêsu — nộp Thầy của mình cho các lực lượng đối lập với Chúa Giêsu lúc bấy giờ, là giới lãnh đạo tôn giáo và nhà cầm quyền La Mã để đổi lấy 30 đồng bạc. Ở bữa ăn tối cuối cùng, Chúa Giêsu (ở chính giữa bức tranh), đang nói với các môn đồ: “Trong các con có kẻ muốn nộp Ta”.
Tác phẩm phù điêu nổi với những lớp khác nhau tạo nên 1 không gian 3 chiều cho người xem cảm nhận được cái thực của nó, diễn tả một cách chân thực bức họa nổi tiếng mang ý nghĩa lớn lao.
Mỹ nghệ chạm khắc giả ngà voi – Bữa tối cuối cùng – Món quà sang trọng và ý nghĩa
Với nét chạm khắc tinh xảo, hình dáng ngà voi cao quý, kệ gỗ và hộp đựng sang trọng, sản phẩm Mỹ nghệ chạm khắc giả ngà voi – Bữa tối cuối cùng là một món quà giá trị cao tô điểm một vẻ đẹp nghệ thuật điêu khắc đỉnh cao cho không gian nội thất.
Giới thiệu đôi nét về nghệ thuật Phù điêu
Phù điêu hiện nay vẫn còn là khái niệm nghệ thuật chưa được đông đảo người biết đến. Nó không phổ biến như tranh sơn dầu, tranh thêu hay như tranh sơn mài của Việt Nam, tuy vậy phù điêu lại chiếm phần lớn những ứng dụng nội ngoại thất trong đời sống con người từ xưa đến nay, đó là những hình khắc chạm nổi trên đồng, gỗ, đá, gốm sứ… hay ngày nay phù điêu còn được làm bằng Composite, thạch cao, xi măng…, làm đẹp không gian sống.
Phù điêu (Relief – Pháp, có nguồn gốc từ tiếng La tinhRelevo: làm nổi lên) là loại điêu khắc được thể hiện trên mặt phẳng, có sự gắn kết khăng khít với mặt phẳng. Mặt phẳng đóng vai trò là nền tảng cơ bản và là phông nền của hình khối tạo hình trên nó. Với những điểm đặc thù của mình, phù điêu là một loại hình quan trọng của điêu khắc. Tính cố hữu của phù điêu là triển khai bố cục trên mặt phẳng, nó có khả năng kiến tạo xa gần bằng các lớp không gian và tạo nên các ảo giác về không gian (không gian ảo). Phù điêu cho phép triển khai những bố cục phức tạp như bố cục có nhiều lớp nhân vật thậm chí thể hiện những công trình kiến trúc và tranh phong cảnh. Phù điêu không những thể hiện những bố cục ở tường, vòm mái, ở các chi tiết kiến trúc, mà còn được sáng tác như một tác phẩm độc lập để trưng bày.
Reviews
There are no reviews yet.